Nhà nhập khẩu máy cà phê nguyên chiếc
  • 472 / 17 Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp HCM
  • info@tohagroup.com
  • 08:00 - 17:30

12 bước mở quán cafe giúp bạn tránh khỏi những bài học cay đắng.

Ngày30 tháng 09.2022

Thị trường F&B đang chứng kiến sự nở rộ của những quán cafe với không gian mới lạ, thức uống độc đáo được đầu tư bài bản và tỉ mỉ. Vậy mở quán cafe cần chuẩn bị những gì để ghi được dấu ấn với khách hàng? Kinh doanh cafe có thực sự dễ không? Và cần chuẩn bị những gì để giảm thiểu thất bại khi kinh doanh cafe? Hãy để Toha hướng dẫn bạn 12 bước mở quán để bạn có thể chuẩn bị mở quán nhé.


1. Nghiên cứu thị trường trước khi mở quán cà phê

Về cơ bản, khi khảo sát thị trường, bạn cần phải trả lời được các câu hỏi dưới đây:

Về thị trường:

  • Đối thủ của bạn là ai?
  • Họ bán cái gì?
  • Giá bán trung bình của họ bao nhiêu?
  • Họ mở ở địa điểm nào?

Về khách hàng:

  • Khách hàng mục tiêu là ai?
  • Độ tuổi khách hàng mục tiêu?
  • Nghề nghiệp chính của họ?
  • Khả năng chi trả cho sản phẩm?
  • Thói quen tiêu dùng?

Nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể thông qua các công ty bán báo cáo nghiên cứu hoặc tự thực hiện. Có thể khảo sát offline hoặc online (Google, bảng biểu, Facebook, v.v…) để thu thập được các thông tin như: độ tuổi khách hàng, giới tính, công việc, mức thu nhập hàng tháng, chi phí họ bỏ ra để giải trí, khu vực sinh sống, v.v…

 

2. Lên ý tưởng kinh doanh quán cà phê

Hãy hình dung thật chi tiết sau khi mở quán cafe, bạn sẽ bán những loại đồ uống gì, bán mang đi hay ngồi tại chỗ? Hãy nhấn mạnh vào nhóm đối tượng khách hàng hướng đến và xây dựng mô hình kinh doanh dựa trên thói quen, sở thích nhu cầu của nhóm khách hàng ấy. 

 

Trả lời 4 câu hỏi dưới đây để làm rõ ý tưởng kinh doanh sắp tới của bạn:

  • Bạn bán cái gì, cho nhóm đối tượng nào? 
  • Định vị thương hiệu sản phẩm trên thị trường ra sao?
  • Mô hình kinh doanh có gì khác biệt với nhóm đối thủ cạnh tranh?
  • Bạn tự mở mới hay sử dụng hình thức nhượng quyền thương hiệu?

 

3. Lựa chọn mô hình quán cafe hợp lý

Có hai hình thức kinh doanh cafe phổ biến hiện nay là nhận nhượng quyền từ một thương hiệu có tiếng và tự mở lên một thương hiệu hoàn toàn mới. Mỗi một mô hình sẽ có những ưu nhược điểm riêng để bạn xem xét xem mình phù hợp với hình thức kinh doanh nào. 

Mô hình truyền thống

Với hình thức tự mở mới, bạn sẽ được toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh quán cafe của mình. Từ việc lên ý tưởng, thiết kế thi công, thực hiện các chương trình khuyến mãi, v.v… Tất nhiên, để có thể tự kinh doanh thành công bạn cũng cần có hiểu biết nhất định về công việc quản lý, làm thương hiệu, xu hướng thị trường, tính COST nguyên liệu. 

Mô hình nhượng quyền

Đối với những bạn mở quán cafe theo mô hình nhượng quyền, bạn phải bỏ ra một số tiền nhất định để kinh doanh dưới tên thương hiệu người khác đã xây dựng. Tất cả mọi thứ đều có sẵn từ thiết kế không gian, menu quán, công thức đồ uống, v.v… Ngay sau khi ký kết xong hợp đồng nhượng quyền, bạn có thể bắt tay vào mở quán và bán hàng luôn. 

 

4. Lập kế hoạch kinh doanh 

Một bản kế hoạch kinh doanh cafe sẽ vẽ ra cho bạn thấy hình thù của đứa con tinh thần trong tương lai. Đầu tiên bạn phải xác định được định hướng kinh doanh của mình qua hai yếu tố: 

  • Kế hoạch xây dựng quán: sức chứa của quán là bao nhiêu, diện tích mong muốn, menu đồ uống gồm những gì, mức giá bán, bao giờ thì thuê nhân viên, sau bao lâu thì đi vào hoạt động, v.v…  
  • Chỉ tiêu doanh số mong muốn: doanh thu mong muốn/ tháng, dự định bao lâu thu hồi vốn, có thể chịu được thua lỗ trong bao nhiêu tháng, v.v… 

Tất nhiên một kế hoạch kinh doanh trên giấy chỉ là lý thuyết, nhưng nếu không vẽ cụ thể thì bạn không rõ tiếp theo mình cần làm gì, làm ở đâu và tiến độ công việc ra sao. Bạn cũng có thể hỏi thêm những người có kinh nghiệm đi trước xem họ đã từng bắt đầu kinh doanh thế nào, xây dựng kế hoạch kinh doanh ra sao để có thêm tự tin mở quán.

 

5. Lập bảng dự trù chi phí 

Nếu không có kế hoạch tài chính cụ thể, rất dễ bạn bị “hớ” trong các khoản chi. Lập kế hoạch chi tiết để bạn cân đo các chi phí sao cho hợp lý, dưới đây là một vài hạng mục chính bạn cần thêm vào kế hoạch của mình: 

  • Chi phí thuê mặt bằng:
  • Chi phí xây dựng
  • Chi phí thiết kế và trang trí nội thất:.
  • Chi phí đầu tư cho trang bị thiết bị, dụng cụ:
  • Chi phí đầu tư cho nguyên vật liệu
  • Chi phí duy trì quán:
    • Chi phí Marketing:
    • Chi phí thuê nhân viên và đăng ký kinh doanh

6. Tìm địa điểm và thiết kế không gian quán

Địa điểm – có phải yếu tố quyết định thành bại của quán cafe?

Phải thừa nhận rằng địa điểm là yếu tố lớn nhất quyết định sự thành bại của mô hình kinh doanh ăn uống. Dưới đây là các tiêu chí lựa chọn địa điểm mở quán cafe cơ bản bạn cần chú ý: 

  • Diện tích: Tùy theo nhu cầu kinh doanh cũng như tiềm lực tài chính của chủ quán để cân nhắc lựa chọn diện tích phù hợp. Ví dụ như mô hình cafe sân vườn sẽ cần đến diện tích lớn, mô hình cafe bán mang đi thì diện tích nhỏ hơn.
  • Khách hàng mục tiêu: Khu vực mở quán nhất định phải có nhóm khách mục tiêu. Nếu đối tượng khách hàng là dân văn phòng, bạn nên thuê địa điểm gần các tòa nhà văn phòng lớn tập trung nhiều công ty, nhiều trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, v.v…
  • Chỗ để xe: Ngoài chỗ để xe cố định ví dụ như trước cửa hàng hoặc đối diện bên đường thì chủ quán có thể thuê những địa điểm rộng hơn gần đó để tiện cho khách hàng khi đến quán. Điều này cũng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và địa điểm của quán.
  • Mật độ lưu thông: Chủ quán cần cân nhắc lựa chọn những địa điểm như đã nói không quá chật hẹp, nằm trong khu vực ít tắc đường, có chỗ để xe không gây bất tiện cho khách hàng khi uống cafe. 
  • Giá thuê: Giá thuê địa điểm tùy thuộc vào diện tích địa điểm mà chủ quán thuê. Xét theo kinh phí mở quán để bạn thuê địa điểm cho phù hợp. 

Thiết kế không gian – khoác tấm áo đẹp lên đứa con tinh thần

Ngay khi đã tìm được địa điểm ưng ý, việc tiếp theo bạn cần hoàn thiện chính là thiết kế, trang trí cho không gian quán. Từ ý tưởng ban đầu, bạn đã có được chủ đề, phong cách và hình ảnh quán mà mong muốn. Nếu chưa có ý tưởng gì trong thiết kế thì bạn có thể thuê những đơn vị thi công bên ngoài, có nhiều mức giá tùy theo từng mô hình để bạn có thể tham khảo.

Tuy nhiên, dù tự thiết kế hay thuê ngoài thì bạn cũng chú ý tuân thủ các nguyên tắc: 

  • Màu sắc toàn bộ không gian đi đúng phong cách chủ đạo.
  • Nội thất phù hợp với concept quán.
  • Lối đi chính thoáng rộng, tránh những vật dụng gây đổ vỡ.
  • Phong thủy của những vật dụng trang trí, hướng cửa, v.v…

7. Xây dựng Menu 

Từ những thông tin thu được qua việc nghiên cứu thị trường, thấu hiểu khách hàng và kết hợp với ý tưởng kinh doanh ban đầu, bạn đã biết được mình muốn bán gì, đưa gì vào menu. Tuy nhiên, không nên “tham” đưa tất cả vào trong thực đơn vì sẽ khiến khách hàng cảm thấy rối không biết gọi đồ gì. 

Bí quyết để khách hàng nhớ đến là quán cafe là bạn phải có một loại đồ uống độc đáo đi kèm với tên tuổi của quán. Như nhắc đến chuỗi Highlands Coffee người ta nhớ đến trà sen vàng hay The Coffee House là trà đào cam sả và các loại Macchiato.

8. Mua sắm trang thiết bị

Thiết bị pha chế

Nếu quy mô quán lớn, lượng khách hàng đông, bạn nên đầu tư hệ thống máy pha chế để tiết kiệm thời gian cũng như tạo sự chuyên nghiệp cho quán. Nếu quy mô nhỏ đối tượng khách bình dân thì bạn nên sử dụng những dụng cụ thông thường nhưng phin pha cafe, máy sinh tố, v.v… để tiết kiệm chi phí. 

Máy bán hàng

Hiện có nhiều loại máy bán hàng trên thị trường (máy POS PC, POS android, POS cầm tay) phù hợp với từng mô hình kinh doanh như: mô hình lớn, mô hình trung và cửa hàng xe đẩy. Hệ thống máy bán hàng vừa giúp bán thanh toán nhanh, kiểm soát được doanh thu chi phí và xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho quán của bạn. 

Khi bạn chưa biết nhiều về các dòng máy có thể tham khảo những thương hiệu khác như: The Coffee House, Cộng Cà Phê, All Day Coffee, v.v… xem họ đang dùng những dòng máy nào. Thiết bị chỉ một lần, nếu mua dòng máy ổn định, phù hợp bạn sẽ không mất thêm chi phí sửa hay thay thế khi máy hỏng.

9. Tuyển dụng nhân viên

Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh để bạn tuyển dụng nhân viên phù hợp. Ví dụ một quán cafe sẽ có những nhân viên cố định như quản lý, pha chế. Những nhân viên này bạn phải lựa chọn kỹ người có chuyên môn và độ tin tưởng cao để hỗ trợ bạn kinh doanh. Ngược lại những vị trí như nhân viên phục vụ, bảo vệ, v..v… bạn có thể tối ưu việc thuê nhân sự bằng cách thuê những học sinh sinh viên có nhu cầu làm thêm theo giờ. Đây là nhóm nhân sự bạn dễ dàng thuê được từ các trường Đại học. 

Sau khi thuê được nhân viên, tiếp theo là bạn cần đào tạo quy trình phục vụ quán cafe đã đề ra như: cách thức bán hàng, chào hỏi khách, thanh toán, xử lý vấn đề phát sinh, v.v…. Xây dựng quy trình làm việc và cơ chế thưởng phạt công bằng sẽ giúp tạo động lực để nhân viên làm việc tốt hơn.

10. Chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục 

Giống như bất kỳ các hình thức buôn bán khác, trước khi mở quán cafe, bạn đều cần một số giấy phép như: đăng ký kinh doanh, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, v.v… Tránh trường hợp sau này khi đang kinh doanh ổn định, lực lượng chính quyền có thể đến và kiểm tra bất cứ lúc nào. Trường hợp xấu nhất có thể bạn sẽ phải đóng cửa quán một thời gian và ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu.

Bên cạnh đó, bạn nên tạo hành lang với các cán bộ phụ trách khu vực mở quán để được hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình kinh doanh. Đây dường như trở thành “luật bất thành văn” cho tất cả các hàng quán đặc biệt là ở thành phố, trung tâm. 

11. Lên các hoạt động truyền thông, marketing cho quán

Để nhiều khách hàng biết tới quán cafe của bạn khi vừa mới mở, bạn cũng cần lên kế hoạch cho các hoạt động quảng bá, giới thiệu. Dưới đây là một vài gợi ý Marketing mà các quán cafe hiện nay đã thực hiện và có hiệu quả: 

  • Phát tờ rơi: Hãy phát tờ rơi gần khu vực mở quán để người nhận có thể ghé thăm ngay sau khi nhận được thông tin. Hình thức này phù hợp với những quán cafe gần khu vực trường học, văn phòng, chung cư, v.v…
  • Quảng cáo trên mạng xã hội: Bạn có thể tạo các Fanpage với những hình ảnh đẹp của quán, những chia sẻ, bình luận tích cực của khách hàng rồi chạy quảng cáo hướng tới các khách hàng mục tiêu. Bạn cũng có thể tối đa hóa công cụ tìm kiếm với các từ khóa theo phong cách của quán.
  • Đặt bài quảng cáo trong các hội nhóm review: ở các thành phố lớn đặc biệt là khu du lịch, khách hàng có thói quen vào những hội nhóm review để lựa chọn những quán cafe mình thích. Đặt các bài giới thiệu của quán kèm hình ảnh đẹp để thu hút khách hàng ghé thăm cũng là một gợi ý Marketing hiệu quả.
  • Tổ chức sự kiện khai trương: Tại ngày khai trương, khi mọi thứ sẵn sàng đi vào hoạt động, hãy tổ chức các mini game, ca nhạc, bốc thăm trúng thưởng, v.v… để thu hút nhiều khách tham gia. Khi có nhiều người tham gia thì bạn cố gắng giữ chân họ bằng chất lượng đồ uống/ dịch vụ của quán. 

12. Sử dụng phần mềm quản lý quán cà phê

Bắt đầu kinh doanh, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng phần mềm quản lý, không biết phần mềm nào để phù hợp với quán cafe của mình. Với thị trường vô số phần mềm quản lý quán cafe với đa dạng tính năng khác nhau như hiện nay, bạn cần có sự xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng bất kỳ phần mềm nào. Dưới đây là những tiêu chí cơ bản để bạn lựa chọn: 

– Tính ổn định, dễ sử dụng:

– Đầy đủ tính năng

  • :Bán hàng: 
  • Quản trị:
  • Mở rộng kết nối với đối tác thứ ba:
  • Marketing 

–  Khả năng mở rộng của phần mềm:

– Hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ kỹ thuật sau mua:

– Bảo mật và an toàn dữ liệu

 

Đây là những dụng cụ và thiết bị cần có khi muốn mở quán cà phê. Nếu cần 1 đội ngũ Setup quán thì hãy liên hệ ngay với Toha, với 16 bước Setup mở quán, chắc chắn sẽ khiến các chủ quán tương lai hài lòng. Hãy để lại thông tin liên lạc, và Toha sẽ tư vấn ngay.


    Hãy theo dõi Toha Group để được chia sẻ thêm những bài viết về ngành cà phê trong tương lai.

    Ưu đãi: Khi Quý khách hàng theo dõi tất cả nền tảng của Toha, quý khách sẽ nhận được đường dây nóng kết nối – mua bán – sửa chữa, kèm theo đó là nhiều ưu đãi đặc biệt, nhiều chương trình giảm giá, và rất nhiều quà tặng khác đến từ Toha.

    Chỉ Đường Google Map: https://g.page/TOHACAFE?share 
    Zalo Chăm Sóc Khách Hàng 24/7: https://zalo.me/2565949627324610829
    Cập Nhật Ưu Đãi: https://www.facebook.com/tohagroupvn

    Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt hàng.

    Địa chỉ: 472 / 17 đường Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp HCM.

                   111-112 A1, TT Hào Nam ngõ 8A, đường Vũ Thạnh, Q.Đống Đa, HN.

    -Hotline:
    • 08 6269 6096
    • 08 6769 6096
    • 0978 121 033
    -Gmail: info@tohagroup.com

    Xin cám ơn sự quan tâm của Quý Khách Hàng về bài viết 12 bước mở quán cafe giúp bạn tránh khỏi những bài học cay đắng.